Tin mới

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Trường hợp nên trám răng

Kỹ thuật trám răng thường được thực hiện để điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng ở mức độ nhự như răng bị sứt mẻ, răng có lỗ nhỏ li ti… Mục đích của trám răng là đảm bảo chức năng ăn nhai trở nên bình thường, hạn chế tình trạng răng bị nhiễm khuẩn và tạo tính thẩm mỹ cho hàm răng. Vậy trường hợp nào nên trám răng thẩm mỹ? cạo vôi răng có đau không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


Trám Răng
Trám Răng



Trám răng là gì?


Trám răng thẩm mỹ là một phương thức điều trị nha khoa đơn giản, giúp khôi phục lại hình dáng của răng, ngăn chăn sự xâm hại từ các hóa chất, vi khuẩn làm ảnh hưởng tới men răng…

Quy trình trám răng:

- Dùng khoan để lấy sạch các vết đen trên răng. 

- Dùng dung dịch axit nhẹ(Phosphoric acid từ 25%-34%) để làm rỗ bề mặt men và ngà răng. 

- Dùng một loại keo bonding để dán giữa men răng và chất liệu trám.

- Lấy một lượng composite vừa đủ để lấp vào chỗ sâu. Composite sẽ được làm cứng bằng đèn halogen hoặc đèn LED trong vòng 40 giây. 

-Mài những chỗ composite bị dư, gây cộm để bệnh nhân cảm thấy thoải mái.


Trường hợp nên trám răng


Sâu răng, mòn cổ răng, viêm tủy: răng bị sâu và vùng men ở cổ răng bị bào mỏng, lộ lớp ngà gây đau nhức, khó chịu và ê buốt. Vì vậy cần được trám lại để tránh tình trạng sâu lớn phải lấy tuỷ, cũng như là bảo vệ lớp ngà cho răng.

>>Xem thêm: tẩy trắng răng có đắt không

Chấn thương: răng bị bể, mẻ hay răng không còn ở trạng thái như lúc đầu. Vì vậy cần được trám lại để tái tạo, phục hồi lại hình dáng thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai cho răng.

Thẩm mỹ: Do vết trám cũ bị ngả màu răng, hoặc thay miếng Amalgam (màu xám bạc) thành miếng trám Composite (màu trắng)…Làm cho răng đẹp và thật hơn.

Lưu ý sau khi trám răng

- Đánh răng, súc miệng thật sạch với nước muối ấm.

- Khi bác sĩ nha khoa đang tiến hành trám răng trong miệng của bạn, nếu cảm thấy khó chịu cần phải báo ngay với bác sĩ bằng cách ra dấu.

- Khi trám răng xong, bạn cần nghỉ ngơi 2 tiếng để miếng trám có thời gian đông đặc, khô cứng. 

- Nếu bác sĩ hẹn tái khám, bạn nên tuân thủ đúng hẹn, nhất là đối với răng có đặt thuốc diệt tủy.

- Sau khi trám răng, nếu có gì bất thường như đau, nhức, sưng, chất trám cộm hay bong ra phải thông báo ngay với bác sĩ.

Trám răng phòng ngừa là phủ một lớp mỏng vật liệu bảo vệ răng có màu giống men răng lên bề mặt các răng hàm nhằm ngăn chặn tình trạng xâm lấn của vi khuẩn, cũng như ngăn chặn quá trình lên men tạo axit gây phá hủy men răng.

Bài viết được trích nguồn tại: https://catxuonghammom.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578

TG: VT
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Trường hợp nên trám răng 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top