Là răng mọc sau cùng trên cung hàm, khi con người đã ở tuổi trưởng thành, răng khôn chính là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức răng đến mất ăn, mất ngủ. Vậy răng khôn mọc khi nào phải làm gì khi mọc răng khôn để giảm bớt tình trạng khó chịu này, có nên nhổ hết răng khôn không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cách giảm đau nhức răng khôn tại nhà
Bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để làm giảm những cơn đau nhức do răng khôn gây ra tại nhà:
+ Cách giảm đau do mọc răng khôn bằng thuốc: Mọc răng khiến lợi sưng to và ảnh hưởng đến thần kinh gây đau nhức đầu. Ngoài việc uống thuốc giảm đau, bạn có thể tác động vào các dây thần kinh nhỏ ở khu vực mu bàn tay sẽ gây kích thích một vùng của não, ngăn chặn cơn đau răng.
+ Chườm đá lạnh để làm giảm cơn đau nhức do răng khôn: Nếu trong trường hợp mọc răng khôn bị đau nên chườm đá để nhanh chóng làm giảm cơn đau. Lấy đá bọc vào miếng vải sạch, sau đó chà lên các khu vực răng bị đau. Thực hiện vài lần trong ngày, nước đá có tác dụng gây tê, giảm bớt sự đau đớn.
+ Dùng các nguyên liệu tự nhiên để giảm đau răng khôn: Có thể giảm đau tại nhà bằng một số biện pháp tự nhiên như tỏi, hành tây, gừng: thái hoặc đập dập rồi đắp lên vết răng khôn mọc đau, để giảm đau tạm thời.
Tuy nhiên, mọc răng khôn phải làm sao để tránh các biến chứng xấu xảy ra một cách tốt và hiệu quả nhất lúc này là bạn nên đến trung tâm nha khoa để được thăm khám, xác định tình trạng mọc răng khôn ra sao để có biện pháp xử lý kịp thời nhất.
Các dấu hiệu nhận biết quá trình mọc răng khôn
Đau nhức quanh vùng lợi: Khi răng bắt đầu nhú lên, bạn sẽ cảm thấy đau nhức bên trong. Răng càng phát triển cơn đau càng kéo dài, càng nhức nhối. Trước tiên đau nhức quanh vùng lợi mọc răng, nếu răng mọc lệch có thể dẫn đến đau răng hàm bên cạnh và răng khác còn lại trong hàm.
Sưng lợi: Do lợi người trưởng thành đã cứng chắc, xương hàm không còn phát triển về kích thước nên khi có dấu hiệu mọc răng lợi sẽ giãn ra và phồng lên cao, khiến không chỉ phần mặt lợi bị sưng mà quanh chân răng cũng bị sưng.
Hàm nặng nề cử động khó khăn: Khi mọc răng khôn bạn sẽ cảm thấy hàm trở nên nặng nề, rất khó khăn trong vận động cơ miệng.
Bị sốt, nhứt đầu: Hiện tượng sốt nhẹ có thể xảy ra khi răng khôn đang bắt đầu nhú lên. Nguyên nhân gây sốt là do khi mọc răng khôn nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn và sự đau nhứt, khó chịu do mọc răng khôn cũng khiến thân nhiệt nóng hơn bình thường.
Chán ăn, ăn không ngon miệng: Nguyên nhân của việc chán ăn một phần là do cơ thể mệt mỏi khi phải chịu đựng những đau nhức, mệt mỏi, sốt do mọc răng khôn gây ra. Một phần nữa nguyên nhân gây chán ăn là do không nhai được. Khi thức ăn vô tình đụng đến phần lợi chuẩn bị mọc răng khôn sẽ có cảm giác đau, rất khó chịu, không muốn ăn.